Tiểu sử Nguyễn_Phúc_Hồng_Kháng

Hoàng tử Hồng Kháng sinh ngày 1 tháng 4 (âm lịch) năm Đinh Dậu (1837), là con trai thứ 9 của vua Thiệu Trị, mẹ là Tam giai Thụy tần Trương Thị Thận[1]. Khi còn là hoàng tử, ông là người có học hạnh[2].

Hoàng tử Hồng Kháng là anh ruột cùng mẹ với vua Hiệp Hòa. Ngoài hai người con trai, bà Thụy tần còn hạ sinh được 4 người con gái, là các hoàng nữ Ủy Thanh (18351837), Liêu Diệu (18381839), Nhàn Nhã (18391840) và Lạc Thành Công chúa Nhàn Đức.

Tháng 3 (âm lịch) năm Tự Đức thứ 3 (1850), thầy học của các hoàng thân là Võ Xuân Cẩn, đồng thời là cha vợ của vua, dâng sớ nói: “Các hoàng thân phần nhiều chỉ thích chơi đùa, không đến nghe giảng”[3]. Vua sai phủ Tôn Nhân xét duyệt thì hoàng tử Hồng Kháng cùng hai hoàng thân Miên TiệpMiên Vãn (hoàng tử thứ 58 và 59 của vua Minh Mạng) đều chỉ đến nghe giảng có 3 ngày, bị phạt lương 6 tháng[3]. Một số hoàng thân khác cũng bị phạt lương vì việc này.

Năm Tự Đức thứ 5 (1852), vua sách phong cho ông làm Phú Lộc Quận công (富祿郡公), sau cải thành Phong Lộc Quận công (豐祿郡公)[4].

Năm Tự Đức thứ 18 (1865), Ất Sửu, ngày 3 tháng 1 (âm lịch)[1], quận công Hồng Kháng qua đời, hưởng dương 29 tuổi, thụyCung Hậu (恭厚)[2]. Mộ của ông được táng tại Dương Xuân (thuộc Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế)[1].

Quận công Hồng Kháng được ban cho bộ chữ Phiến (片) để đặt tên cho các con cháu trong phòng[5], nhưng ông lại không có con thừa tự[2]. Năm 1885, dưới triều vua Đồng Khánh, ông được hợp thờ ở đền Thân Huân[2].

Quận công Hồng Kháng được ban bộ Tử (子) để đặt tên cho các con cháu trong phòng[5], nhưng ông lại không có con nối dõi[2]. Năm 1890, vua Thành Thái cho lấy công tử Ưng Hiệp, là con trai thứ hai của vua Hiệp Hòa, làm con thừa tự cho ông, đổi tên thành Ưng Học, cho tập phong tước Kỳ ngoại hầu (畿外侯)[1][2].